Luật đất đai 2013 có ngăn chặn được thất thoát đất vàng không?

Trên thực tế, diện tích các khu ‘đất vàng’ là rất lớn và có giá trị cao (giá 3000 m2 đất của công ty Xổ số kiến thiết, Quận 1, TPHCM khi cổ phần hóa thu

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Chính phủ Việt Nam mở rộng phạm vi cho thuê đất đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cổ phần hóa. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành chuyển đổi, cổ phần hóa thì việc thất thoát “đất vàng” diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Qui định của Luật đất đai về “đất vàng” là gì? Thực trạng của mối quan ngại thất thoát đất vàng, đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Vài nét về Luật đất đai 2013 đối với “đất vàng”

Theo Mục 1 chương 2 Luật đất đai năm 2013 thì nhà nước có toàn quyền quyết định về hình thức cũng như mục đích sử dụng đất cũng như qui định hạn mức sử dụng đất đối với đất sở hữu dài hạn hoặc đất cho thuê.

Luật đất đai 2013
Điều 13 Mục 1 qui định nhà nước có quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai (quyết định quy hoạch, trưng dụng, thu hồi, định giá, trao quyền, chuyển đổi mục đích sử dụng.)
Điều 18 Mục 1 qui định nhà nước có quyền qui định nguyên tắc và phương pháp định giá nhà đất. Đồng thời, nhà nước là cơ quan ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.
Theo đó, khi doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhà nước có quyền định giá và quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sao cho vừa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp vừa đảm bảo tính minh bạch trong chuyển đổi đất vàng tránh tình trạng thất thoát.

Khoản 2 Điều 21 Mục 1 qui định, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền về đất đai thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình… có thẩm quyền phê duyệt, thông qua bảng giá đất, thực thi pháp luật về đất đai tại địa phương.

Theo đó, các địa phương sở hữu đất vàng có trách nhiệm định giá đất đai cộng với giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi trước khi nộp ngân sách nhà nước.

Quan ngại về thất thoát đất vàng

Với cơ chế kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại, trong vài năm trở lại đây các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) liên tục cổ phần hóa. Một mặt làm mới bản thân, mặt khác tạo tiềm lực để cạnh tranh với các đối thủ khác.

Khái niệm “đất vàng” cũng từ đó mà sinh ra. Nếu như đất là phần lớn tài sản của DNNN thì khi cổ phần hóa và được các nguồn đầu tư ở ngoài vào tài sản đó trở thành “đất vàng”.

Theo báo cáo mới nhất vừa được công bố bởi bộ phận Kiểm toán Nhà nước cho thấy mối quan ngại về nguy cơ thất thoát từ việc định giá các lô “đất vàng” khi tiến hành cổ phần hóa ở các DNNN tại Hà Nội và TPHCM là có cơ sở.

Theo thống kê của Dantri.com thì từ năm 2014 -2016 cả nước có khoảng 60 DNNN với tổng diện tích đất lên tới 834.000 m2 tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng và định giá doanh nghiệp, người ta “quên” mất phần giá trị quyền sở hữu đất, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Hàng ngàn tỷ đồng thất thoát do “đất vàng”
Trên thực tế, diện tích các khu ‘đất vàng’ là rất lớn và có giá trị cao (giá 3000 m2 đất của công ty Xổ số kiến thiết, Quận 1, TPHCM khi cổ phần hóa thu về 1.430 tỷ đồng cho ngân sách thành phố)… Vì vậy, việc các doanh nghiệp “quên” tính giá trị đất mang lại thất thoát một khoản ngân sách hàng ngàn tỷ đồng đối với nhà nước.

Giải pháp ngăn chặn thất thoát đất vàng

Theo các chuyên gia về Bất động sản, bên cạnh việc thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật đất đai, nhà nước cần có giải pháp xử lý phù hợp để vừa đảm bảo quy trình vừa chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Mặt khác, điều này còn giúp ngăn chặn không làm thất thu ngân sách nhà nước, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.

Cũng theo Luật đất đai năm 2013, cùng với những thất thoát ngân sách về quyền sở hữu đất xảy ra trong vài năm gần đây. Đảng và Chính phủ cũng xác định rõ ràng quan điểm của mình về việc đấu giá quyền sở hữu đất để huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Đồng thời hạn chế triệt để tình trạng “quên” tính giá trị đất vào giá trị chung của doanh nghiệp, tạo tính minh bạch.

Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét lại về chế tài cũng như các kẽ hở trong quy định về Luật nhà đất để tránh nguy cơ lách luật, gây tổn hại đến tính minh bạch cũng như uy tín của nhà nước.

Quốc hội xem xét về vấn đề thất thoát “đất vàng”
Đối với các doanh nghiệp đã và đang tiến hành xây dựng cổ phần hóa mà chưa tính giá trị “đất vàng” thì bị Bộ tài chính cùng Ủy ban nhân dân địa phương cần đình chỉ hoạt động để báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời có kế hoạch đấu giá lại theo đúng trình tự pháp luật.

Tình trạng thất thoát “đất vàng” đã và đang diễn ra gây tổn hại đến nguồn ngân sách nhà nước cũng như chế tài Pháp luật của nước ta. Nhờ nhận biết sớm những kẽ hở trong pháp luật, và Đảng và nhà nước đã có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tính minh bạch trong luật nhà đất và đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước không bị thất thu.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *