Một số rủi ro tiềm ẩn khi mua nhà “trên giấy”

Trong trường hợp chủ đầu tư bị phá sản, ngân hàng bảo lãnh phải trực tiếp đứng ra tổ chức đầu tư để hoàn thành dự án và giao nhà đã bán cho khách hàng

Mua bán nhà chung cư “trên giấy” là một loại hình kinh doanh bất động sản rất phổ biến hiện nay. Hình thức mua bán nhà này vừa giúp người mua tiết kiệm tiền vừa giúp nhà đầu tư đảm bảo nguồn vốn để tiếp tục dự án. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động cùng với chế tài chưa đủ minh bạch và chặt chẽ khiến cho việc mua bán nhà “trên giấy” ở nước ta vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Những rủi ro tiềm ẩn khi mua nhà “trên giấy”

Trong vài năm trở lại đây, dịch vụ mua bán nhà “trên giấy” đặc biệt phát triển ở nước ta. Nhất là khi nhu cầu mua nhà chung cư đang tăng lên từng ngày.

Mua nhà trả trước giúp khách hàng được hưởng mức giá ưu đãi thấp hơn 5 – 10% giá trị sau khi hoàn thành và được thanh toán thành nhiều đợt. Tuy nhiên, khi chấp nhận mua nhà chưa hoàn thiện thì chúng ta phải chấp nhận chuyện nhà chưa có giấy tờ hợp lệ (sổ đỏ, quyền sở hữu…). Trong trường hợp người mua nhà thiếu kinh nghiệm hay cả tin có thể bị kẻ gian lừa đảo bán nhà ảo mà không hề hay biết.

Một số khác bán nhà “trên giấy” trước nhưng công trình chậm tiến độ hoặc chủ thầu dính nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi của khách hàng. Trong trường hợp chủ thầu phá sản khiến cho dự án không thể hoàn thành thì người mua coi như mất trắng.

Nhiều dự án nhà mãi trên giấy vì thiếu vốn đầu tư
Thông thường nhà bán chưa hoàn thiện về mặt thiết kế hay chất lượng chỉ được bảo đảm qua thiết kế và hứa hẹn của nhà thầu. Trên thực tế có đến hơn 30% số căn hộ chung cư sau khi hoàn thiện giao nhà không đúng với thiết kế ban đầu, chưa kể đến chất lượng công trình kém.

Nhiều nhà chung cư xuống cấp nhanh chóng sau bàn giao 1 -2 năm
Một số dự án bán nhà “trên giấy” để hút người mua cũng như tăng độ tin cậy đã sử dụng đến chiêu thức bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, việc bảo lãnh này hoàn toàn không được thực hiện theo nghĩa đen mà chỉ như là một hình thức quảng cáo để thu hút đầu tư mua bán nhà. Trong trường hợp có vấn đề xảy ra với dự án người chịu thiệt vẫn là những người mua nhà.

Một số lưu ý để giảm thiểu rủi ro khi mua nhà “trên giấy”

Để giảm thiểu rủi ro khi mua bán nhà “trên giấy” chúng ta cần lưu ý một số yếu tố sau:

Để đảm bảo khoản đầu tư mua bán nhà của bạn đạt hiệu quả thì bạn nên chọn những nhà thầu lớn và có uy tín (Hòa Bình, Coteccons, Unicon…) Những nhà thầu càng lớn, càng có uy tín thì tiềm lực kinh tế của họ càng lớn. Tiềm lực lớn sẽ là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho dự án hoàn thành đúng thời hạn cũng như đảm bảo về chất và lượng.

Nhiều khách hàng tin tưởng mua nhà của nhà thầu Hòa Bình
Trước khi quyết định mua bán nhà chưa hoàn thiện các bạn cần tìm hiểu kỹ về dự án, các trình tự pháp lý, quỹ đất xây dựng, giấy phép xây dựng… dự án có gặp vấn đề vi phạm pháp luật hay không… rồi mới quyết định đầu tư. Tránh trường hợp mua nhà chưa hoàn thiện trên dự án có tranh chấp vừa khó khăn trong hoàn thiện lại khiến cho giá nhà bị sụt giảm dẫn đến thua lỗ.

Ngoài ra, chúng ta nên tiến hành các giao dịch mua bán nhà khi dự án hoàn thành 50 – 70% là tốt nhất. Nó vừa giúp bạn có một khoản đầu tư vừa phải lại hạn chế những rủi ro đáng tiếc.

Nhiều dự án kinh doanh bất động sản chưa hoàn thành nhờ cậy đến sự bảo lãnh của ngân hàng. Để yên tâm hơn về hạng mục đầu tư chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về chế độ bảo lãnh cũng như thực hiện vay vốn của ngân hàng bảo lãnh để mua nhà.

Trong trường hợp chủ đầu tư bị phá sản, ngân hàng bảo lãnh phải trực tiếp đứng ra tổ chức đầu tư để hoàn thành dự án và giao nhà đã bán cho khách hàng đúng thời hạn. Điều này một mặt giúp chủ đầu tư bị ràng buộc về chế độ bảo lãnh mặt khác hạn chế rủi ro trong trường hợp dự án phá sản, ngân hàng bảo lãnh là giả.

Ngân hàng thương mại bảo lãnh nguồn vốn cho các giao dịch mua bán nhà trước hoàn thiện
Việc Quốc hội thảo luận thay đổi và siết chặt chế tài đối với các nhà thầu khi bán nhà “trên giấy” như: khống chế huy động vốn trước khi dự án hoàn thiện; tiền bán nhà phải được ký gửi vào ngân hàng và chỉ được giải ngân cho dự án đó hoặc sau khi đã hoàn thành; tiến hành truy cứu trách nhiệm đối với việc chủ đầu tư chiếm dụng vốn của khách hàng để kinh doanh bất động sản khác… cũng là giải pháp tốt để hạn chế rủi ro khi kinh doanh bất động sản bán nhà “trên giấy”.

Đối với các nhà đầu tư, nhà nước nói chung và Bộ xây dựng nói riêng cần có sự quan tâm và hỗ trợ tích cực về nguồn vốn. Tránh tình trạng thiếu vốn, nợ vốn… làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án.

Do nhu cầu mua bán nhà ở của người dân ngày càng cấp thiết nên việc mua nhà “trên giấy” là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, người mua nhà cần tỉnh táo và xem xét kỹ càng trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư mua bán nhà đất để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *